Thông tin từ Sở Công thương tỉnh cho biết, sản lượng chè xuất khẩu tháng 2/2020 đạt 289 tấn và đạt giá trị 0,7 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và 67,4% về giá trị so với cùng kỳ. Đài Loan, Pakistan và Afganistan vẫn là thị trường xuất khẩu chính của tỉnh với các sản phẩm chè chế biến chủ yếu là: chè xanh, chè đen, chè oolong và chè lên men.
- Giá thịt heo hơi đã giảm xuống còn 72.000 đồng/kg
- Hiện tượng lạ: Giá xăng giảm mạnh chưa từng có
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch COVID-19
- Giá kén tằm bất ngờ lao dốc, chỉ còn khoảng 70.000 – 80.000 đồng/kg
- Lâm Đồng: tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Theo Sở Công thương, tình hình xuất khẩu chè của tỉnh đang có xu hướng giảm dần nhất là những tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân được cho là tình hình dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, là khi các thị trường xuất khẩu chính của tỉnh đều đang có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng.

Chè là loại cây trồng gắn bó lâu đời với người dân miền núi và cũng là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi. Việt Nam hiện là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, với 130.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 nhà máy chế biến chè, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm. Nhiều vùng chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè Thảo dược… Trong đó, Lâm Đồng chiếm 19% diện tích trồng chè cả nước
Mặc dù là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng đa phần chè Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ…
“Ngoài lý do chất lượng phẩm cấp chè Việt chưa cao, thì việc chưa có thương hiệu là nguyên nhân chính khiến bao năm qua chè Việt muốn ra nước ngoài vẫn phải “núp” dưới tên của các doanh nghiệp ở những quốc gia khác. Sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Cách thức trồng, chế biến chè vẫn còn một số khâu chưa tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh thuận lợi về giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải chịu sức ép về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”, Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết.
Theo báo Lâm Đồng
Dịch thế này, giảm cũng đúng thui